Giới thiệu khoa

GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

(Tên tiếng Anh: Hanoi Open University - HOU)

Trường Đại học Mở Hà Nội (Trường) được đổi tên từ Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập theo quyết định số 535-TTg ngày 03 tháng 11 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho đất nước. (Trích Quyết định 535-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

  1. Sứ mạng, giá trị cốt lõi, khẩu hiệu

Sứ mạng: Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình, chú trọng giáo dục từ xa, đa ngành, đa trình độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

Giá trị cốt lõi: Tự chủ toàn diện - Công nghệ hiện đại - Dịch vụ hoàn hảo -  Kết nối rộng mở.

Khẩu hiệu: “Mở cơ hội học tập cho mọi người”

“Learning Opportunities for all”

  1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền tự chủ

          Trường là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đạo tạo từ xa, đào tạo tạo chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của xã hội; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của một trường đại học công lập tự chủ theo quy định của luật giáo dục đại học và các văn bản pháp luật liên quan hiện hành.

          Trường thực hiện quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; về tổ chức bộ máy, nhân sự; về tài chính; tài sản và hoạt động dịch vụ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Trách nhiệm xã hội

            Trường thực hiện với nỗ lực cao nhất trong việc xây dựng xã hội học tập, mở cơ hội học tập cho mọi người.

            Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu học tập thực tiễn của thị trường lao động, đóng góp cho sự phát triển và ổn định kinh tế, xã hội của đất nước

            Đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục, ưu tiên đối tượng người học ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, những nơi điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn.

            Xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ và người học.

            Báo cáo, công khai về các hoạt động của Trường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội khác theo quy định cảu pháp luật hiện hành.

  1. Những nét chính về Nhà trường

Là một trường đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.

Là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo mở, đào tạo  từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho đất nước.

            Là trường đại học tiên phong trong lĩnh vực giáo dục từ xa và đào tạo E-Learning ở Việt Nam.

Năm 2018, Trường vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục

Trường là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU - Asian Association of Open Universities); Trung tâm giáo dục từ xa thuộc Tổ chức Bộ Trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO SEAMOLEC);Hội đồng quốc tế về giáo dục mở và từ xa (ICDE - International Council for Open and Distance Education);Nhóm 5 trường Đại học mở Đông Nam Á (OU5 - Đại học Mở Philippines, Đại học Mở Malaysia, Đại học Mở Terbuka Indonesia, Đại học Mở Sukhothai Thammathirat Thái Lan, Trường Đại học Mở Hà Nội).

Cho đến nay, Trường Đại học Mở Hà Nội đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hơn 200.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và thạc sĩ... Hầu hết sinh viên tốt nghiệp được xã hội đón nhận, có việc làm ổn định. Nhiều sinh viên tốt nghiệp của Trường hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, cơ quan và chính quyền các cấp.

            Luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của phương thức đào tạo từ xa trong chiến lược phát triển giáo dục và sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng người học ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, Trường Đại học Mở Hà Nội một mặt không ngừng nâng cao, đổi mới công tác quản lý đào tạo, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mặt khác thường xuyên tăng cường hợp tác, mở các trạm đào tạo từ xa trên toàn quốc. Hiện nay, Trường có trên 80 đơn vị liên kết vừa làm vừa học và các trạm đào tạo từ xa đặt tại các tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam.

GIỚI THIỆU VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA

Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình giáo dục và đào tạo:
- Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều người học có nhu cầu nâng cao trình độ cập nhật kiến thức.
Ngay từ năm 1993, Viện đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp cho nhiều công ty và các tỉnh, thành phố. Viện đã phối hợp với Ban Khoa học Giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và phát sóng các chương trinh giáo dục dân trí, bồi dưỡng kiến thức như: Nông dân cần biết (Khuyến nông), Chương trình Tin học phổ cập, Chương trình bảo vệ và phát huy các làng nghề truyền thống, Chương trình giáo dục thẩm mỹ về hội hoạ, kiến trúc, Chương trình công nghệ sinh học, Chương trình ôn luyện tiếng Anh,…
- Chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng của các ngành xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đối với các chương trình đào tạo tại Viện, phương thức đào tạo có thể khác nhau nhưng chương trình đào tạo về cơ bản có một chuẩn mực như nhau.
- Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Đảng uỷ quân sự Trung ương về nâng cao trình độ học vấn của sĩ quan quân đội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Đại học Mở Hà Nội phối hợp với các nhà trường, học viện quốc phòng (Học viện Hậu cần, Học viện Phòng không, Trường Sĩ quan Quân sự quân khu 3,…) đào tạo các chương trình đại học đại cương cho các sĩ quan quân đội.

Kết quả của quá trình đào tạo từ năm 1993 đến nay: Trường đã cung cấp cho xã hội một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của các ngành (Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tiếng Anh, Quản trị Du lịch-Khách sạn, Hướng dẫn Du lịch, Công nghệ Tin học, Công nghệ Sinh học, Điện tử-Viễn thông, Kiến trúc, Mỹ thuật Công nghiệp) với số lượng khoảng 65.000 người.
Tình hình sinh viên tốt nghiệp theo các loại hình đào tạo khác nhau như sau:
- Đại bộ phận học loại hình từ xa và tại chức đều là những người đang làm việc tại các cơ sở thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, vì vậy, khi tốt nghiệp họ đều có việc làm tại các đơn vị họ đang công tác.
- Theo số liệu điều tra sinh viên tốt nghiệp từ năm 2001, tỷ lệ sinh viên loại hình chính qui tốt nghiệp đã có việc làm trung bình là 90,42%. Trường Đại học Mở đứng thứ 11 trong Bảng xếp hạng 25 trường đại học dẫn đầu có tỷ lệ trên 60% sinh viên tốt nghiệp có việc làm theo đúng ngành nghề (theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Để phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập, trong những năm qua, Trường Đại học Mở Hà Nội không ngừng đầu tư và đã trang bị các phòng máy với trên 1000 máy tính, các phòng thí nghiệm, phòng học tiếng, phòng học từ xa qua mạng, phòng học truyền hình hội thảo, phòng học e-learning, thư viện trung tâm, giáo trình, học liệu nghe-nhìn,… ứng dụng công nghệ tin học - truyền thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Đào tạo từ xa (ĐTTX) là phương thức tự học có hướng dẫn, người học chủ động học tập, nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức qua sự hướng dẫn của giảng viên, cố vấn học tập, qua tài liệu là học liệu in ấn, học liệu điện tử, các tài liệu bổ trợ và mạng internet.

Có hai phương thức ĐTTX:

ĐTTX trực tuyến (hay gọi là phương thức E-learning): Chương trình đào tạo (CTĐT) được thực hiện chủ yếu thông qua mạng máy tính, mạng internet… trong đó học liệu chính là học liệu điện tử được chuyển qua mạng, việc giảng dạy được thực hiện trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp.

ĐTTX kết hợp(hay gọi là phương thức truyền thống): CTĐT được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức thư tín với học liệu chính là học liệu in.Việc giảng dạy được thực hiện trực tiếp hoặc kết hợp với phương thức phát thanh - truyền hình và phương thức trực tuyến.

  1. Các quy chế, quy định

(1)Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học: Ban hành theo TT Số: 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(2)Quy chế đào tạo trình độ đại học: Ban hành kèm theo Quyết định Số: 4004/QĐ-ĐHM ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội.

  1. Ưu điểm của ĐTTX
  1. Đây là phương pháp đào tạo hiện đại nhất, trên thế giới ở các nước càng có nền kinh tế phát triển thì phương thức này càng được áp dụng rộng rãi.
  2. Người học được chủ động về kế hoạch học tập, chủ động sắp xếp thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu.
  3. Linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người học.
  4. Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, thời gian học tập trung, không ảnh hưởng đến công việc đảm nhiệm hàng ngày của từng cá nhân.
  5. Tiết kiệm tài chính: chi phí đi lại, sinh hoạt khi phải học tập trung tại cơ sở đào tạo.
  6. Được lựa chọn địa điểm học và thi tại Trạm đào tạo từ xa của nhà trường đặt tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
  1. Văn bằng tốt nghiệp đại học hệ từ xa
  1. Khi được công nhận tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng Cử nhân /Tốt nghiệp đại học hoặc bằng Kỹ sư của Trường Đại học Mở Hà Nội.
  2. Bằng Đại học hình thức đào tạo từ xa thuộc hệ thống văn bằng quốc gia đã được quy định trong luật Giáo dục Đại học và có giá trị tương đương các hình thức đào tạo khác (chính quy, vừa làm vừa học).
  3. Không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng tốt nghiệp được quy định tại thông tư số Thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.
  4. Bằng Đại học hình thức đào tạo từ xa của Trường Đại học Mở Hà Nội được phép học lên bậc học cao hơn (Thạc sĩ).
  5. Bằng đại học hình thức đào tạo từ xa được công nhận trong việc tuyển dụng, xét nâng ngạch bậc hay bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (theo Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 của Bộ Nội Vụ)
Tư vấn tuyển sinh
Nhập câu hỏi
Họ tên:
Số điện thoại:
Email:
Nội dung: